- 20%

Kỹ thuật 6 bước chụp bản in lụa chuẩn

Thêm vào wishlistĐã thêm vào wishlistĐã xóa khỏi wishlist 0

Keo chụp bản khi bạn mua về thường có 2 thành phần: thứ nhất là BỘT BẮT SÁNG ở trong bịch hoặc hũ cách sáng hoặc là loại màu cam, màu nâu và thành phần thứ 2 là KEO, nó sệt sệt giống như dầu gội đầu mà đặc hơn một chút.

280.000 

Muốn chụp bản chúng ta phải đi qua 6 bước sau:
1. Keo chụp bản ( Có khá nhiều loại keo chụp bản như là: keo xanh, keo tím, keo đỏ, keo vàng, với mỗi loại keo sẽ sử dụng trong những trường hợp cụ thể )
Keo chụp bản khi bạn mua về thường có 2 thành phần: thứ nhất là BỘT BẮT SÁNG ở trong bịch hoặc hũ cách sáng hoặc là loại màu cam, màu nâu và thành phần thứ 2 là KEO, nó sệt sệt giống như dầu gội đầu mà đặc hơn một chút.
Trường hợp nếu không thấy bịch bột thì bạn nên hỏi họ là keo đó có hay không bởi có thể là họ đưa thiếu hoặc cũng có loại keo không có bịch bắt sáng vì là keo 1 thành phần tức là loại keo này đã tích hợp sẵn bắt sáng.
Sau khi đã pha keo vào với bột bắt sáng, bạn nên để keo khoảng 1 tiếng để bọt keo tan hết, hơn nữa khi đó đảm bảo keo bắt sáng và đã hòa lẫn với nhau để có tác dụng tốt nhất.
Để lên keo tốt nhất ta nên có cái máng lên keo, không nên lên bằng lưỡi dao hoặc bằng tấm bìa …. Máng lên cũng dễ mua. Khi mua máng lên keo nên mua loại máng nhôm tốt, có 2 cạnh máng dày mỏng khác nhau. Bên dày để sau này lên keo cao bản. Bên mỏng dễ vét keo khi lên keo thường.
Keo chụp bản lên bằng máng cho bản đẹp, phẳng máng có thành bản không bị lem mực, tính thẩm mỹ cao.
Keo chụp bản có thể sử dụng các loại keo rẻ tiền như keo đường, keo sơ dừa ( keo đường không cần nấu, keo sơ dừa cần nấu nóng quấy như quấy bột )
Keo xanh sử dụng trong in mực nước, mực dầu hoặc mực cao su giúp bền bản.
Keo tím, keo vàng, keo đỏ chuyên dụng sử dụng trong in với mực dầu trên các chất liệu nhựa, kính, thủy tinh, kim loại, mica…
2. Lên keo chụp bản.
Phương pháp thứ nhất: lên keo 2:2: Dùng máng làm sao để keo tràn đều dọc thân máng phía lưới lên keo. Kéo nhẹ và đều mặt ngoài của khung rồi đến mặt trong của khung. Sau đó vét mặt ngoài và vét mặt trong. Chỉ cần bạn biết cách lên keo là bạn có khung in.
Phương pháp thứ 2 là lên keo 2 – 3 lượt: ( ứng dụng nhiều trong in cao bản) Sau khi lên keo theo phương pháp 1, ta đem bản đi sấy khô sau đó tiến hành lặp lại quy trình của bước 1 bản keo sẽ dầy lên.
3. Sấy keo
Nếu muốn chuyên nghiệp và tiết kiệm thời gian, công sức thì bạn có thể mua 1 máy sấy khung
Tuy nhiên nếu chưa có máy sấy thì chúng ta sử dụng máy sấy tóc để sấy gió làm khô khung. Cái khó ở đây là sấy đều tay kẻo có chỗ keo chưa khô ráo bề mặt hết thì lúc chụp bản dính vào phim, bị bóc keo và hư phim. Do đó cần chú ý sấy keo thật khổ sử dụng tủ sấy hoặc máy sấy chuyên dụng.
4. Chụp Bản
Trước khi chụp bản nên thực hiện các việc sau:
a. Dán tấm phim xuống mặt bàn, mặt in chữ của phim hướng lên trên tiếp xúc với mặt keo chụp bản.
b. Nếu chụp bằng máy chụp UV  phải bật đèn UV trước khi chụp vài phút để bóng sáng lên đủ độ sáng ( dù bạn dùng hàng Mỹ hay hàng Trung Quốc).
c. Nếu các máy có hệ hút chân không để hút bản lụa sát vào với phim và mặt kiếng là tốt nhất. Nếu có các bạn nhớ cho hút chân không trước khi mở nút chụp bản. Thông tin thêm: VẬT TƯ IN LỤA CHUYỂN NHIỆT
ky-thuat-6-buoc-chup-ban-in-lua-chuan
d. Từ lúc keo pha bắt sáng cho đến lúc keo chụp bản, tuyệt đối tránh ánh sáng mạnh và vừa để tránh keo bị bắt sáng giảm chất lượng. Nếu bạn thiết kế bóng cho mấy phòng này, bạn nên chọn bóng màu đỏ hoặc vàng bởi đây là những màu có bước sáng yếu.
e. Nếu bạn không có máy chụp bản thì bạn nên dùng bàn chụp bản bằng đèn UV giống bóng đèn huỳnh quang nhưng phát ra tia UV 40w để làm 1 cái bàn chụp thủ công. Nếu không có được loại bóng trên thì bạn nên dùng đèn huỳnh quang xếp cách nhau 5cm cách mặt kiếng 10 cm rồi bỏ hình lên trên mặt kiếng và nhớ lấy mút + đá+gạch.. để đè cho hình sát vào mặt lụa.
Xong các chú ý trên rồi thì các bạn bắt đầu chụp bản, cho ánh sáng xuyên qua film và tiếp xúc với keo.
Tùy theo loại keo và loại bóng và độ lớn nhỏ của chi tiết hình muốn chụp mà quyết định thời gian. Bóng Neon thường hết trên dưới chục phút. Bóng UV 2000w thì thời gian chụp bản khoảng hơn 1 phút.
Sau khi chụp xong chúng ta chuyển sang bước tiếp theo.
4. Xịt bản hay còn gọi là rửa bản hoặc phơi bản
Khung chụp bản xong rồi mang ra rửa bản. Trước khi rửa nên nhũng xuống nước một vài phút cho keo mềm ra dễ xịt. Càng chụp dầy càng ngâm lâu.
Mở vòi nước áp lực rửa bản xịt từ nhẹ đến mạnh, từ nét lớn đến nét thanh. Để đảm bảo chúng tôi khuyên bạn nên dùng bình xịt bản có khả năng điều áp và có súng chỉnh tia mạnh nhẹ lớn bé. Việc rửa bản cần tiến hành chậm và cẩn thận tránh hiện tượng vỡ bản
5. Lau khô và sấy khô
Sử dụng bông hoặc khăn để thâm khô bản giúp quá trình sấy bản nhanh khô hơn.
6. Gia cố khung in
Sau khi sấy khô, bạn có thể gia cố khung in bằng cách:
cách 1:Phơi dưới ánh nắng mặt trời
cách 2:Phơi lại trên máy chụp bản.
cách 3:Phơi ánh sáng xong rồi mang vào lấy nước cứng bản thoa lên bề mặt.
Bạn cần phải chú ý : các loại nước cứng bản làm keo trở thành đóng cứng vĩnh cửu khó tẩy bản, có thể hư bản hỏng lưới, kỹ thuật lên nước cứng màng không tốt có thể gây bít bản in.
Để biết thêm thông tin về chụp bản in, máy chụp bản in lụa vui lòng liên hệ hotline: 0966.095.096
Thông tin chi tiết: VẬT TƯ IN LỤA, CHUYỂN NHIỆT

Bảng tên nhân viên, in cốc sứ, huy hiệu, móc khóa, pha lê
Logo
Enable registration in settings - general
Hotline: 0966095096 - 0966995996 - Nhắn tin/chat: Facebook
Nhắn tin Zalo
Chat Zalo
Gọi điện ngay