Kỹ thuật in lụa thủ công là gì?
In lụa ( hay còn gọi là in lưới) là kỹ thuật in ấn truyền thống, in ấn dễ dàng, đơn giản, màu sắc in hài hòa, sản phẩm in có tính thẩm mỹ cao, tạo hiệu ứng thị giác bắt mắt và tinh tế, bên cạnh đó, giá sản phẩm ứng dụng phương pháp in lụa rẻ hơn nhiều so với các công nghê khác, ngoài ra in lụa có thể in với số lượng nhiều, trên mọi chất liệu khác nhau.
Kỹ thuật in lụa bằng phương pháp thủ công
Trang thiết bị cần dùng:
Khung in lụa, bàn in lụa, mực in lụa, dao gạt, hóa chất in lụa, keo in lụa, và một số vật tư khác.
Quy trình in lụa
Thiết kế mẫu in –> in mẫu ra giấy can –> chuẩn bị khung –> pha keo –> chụp bản –> pha mực –> in thử, canh tay kê –> in số lượng mẫu –> vệ sinh, rửa khung.
Các bước tiến hành kỹ thuật in lụa thủ công
Pha keo
Keo PVA khi đã nấu xong (nghĩa là các tinh thể đã tan đều trong nước, đựng keo vào chai thủy tinh) hoặc bạn có thể mua keo đã pha sẵn ở trê thị trường ( k cần phải nấu). Lưu ý đến độ sệt của keo, độ sệt của keo sẽ làm cho bạn tráng keo lên khung có dễ dàng hay không, nếu keo lỏng quá khi tráng lên khung bị nhão, nếu sệt quá lại khó phủ bề mặt lụa đều. Môi trường làm việc khi pha keo là nên ở trong nhà, tránh ánh sáng mặt trời hoặc tránh ánh đèn neon chiếu trực tiếp vào.
Tẩy khung in lưới
Bước 1: Vét sạch hết mực còn lại trong khung, dùng giẻ tẩm dầu hôi hoặc xăng chùi sạch mực trên khung, dùng xà bông cũng được. Nếu chưa sạch có thể dùng xăng xiclohexenol để tẩy. Công đoạn này nhằm làm sạch mực và vết băng keo, sơn móng tay.., ở trên khung.
Bước 2 : Rắc một ít thuốc tím lên 2 mặt khung, dùng dụng cụ làm ướt thấm và xoa đều lên khung cho thấm vào keo PVA.
Bước 3 : Rắc axit oxalic lên khung, dùng giẻ ướt xoa đều và mạnh tay, keo PVA sẽ tróc ra và rửa trôi đi, rửa cho tới khi sạch keo trên khung và đem đi phơi khô. Sau khi in xong phải đem đi rửa và tẩy khung liền để khung in có tuổi thọ cao.
Kỹ thuật chụp khung lụa
Chuẩn bị bàn chụp lụa, khung lụa đã rửa sạch, keo đã pha sẵn, máy sấy tóc, máng tráng keo, phim hoặc bản in giấy can của hình cần chụp. Nếu in bằng máy in lụa thì có thể xử lý bằng xăng hoặc dầu hôi để tẩy rửa. Tiếp theo là 1 cục đá xanh hoặc cục sắt khoảng 5kg, 1 tấm vải đen kích thước lọt lòng khung lụa, 1 tấm xốp dày khoảng 2cm kích thước bằng tấm vải đen, một mặt phải thật phẳng và láng, 1 tấm kính bằng 5 ly có kích thước bằng tấm xốp, 1 vòi nước có nước.
+ Bước 1: Tráng keo
+ Bước 2: Chụp bản
Đây là bước quan trọng nhất. Đặt phim lên bàn chụp, áp khung lên phim, canh chỉnh cho phù hợp sau đó lót tấm vải đen lên mặt trong khung, đặt tấm xốp đè lên tấm vải, đặt tấm kính lên tấm xốp, dằn cụ đá trên cùng và bật đèn chụp.
+ Bước 3: Canh tay kê
Đầu tiên là dán tay kê trên một tấm bìa cứng, gắn 1 tờ giấy in thử vào, cố định lại bằng băng keo. Đặt tờ giất lên bàn in, hạ khung lụa xuống và kéo lui kéo tới miếng bìa để canh vị trí tờ in. Xong thì tiến hành in, cho mực vào khung, gạt mực qua một cái rồi nâng khung lên kéo cho đều tay tới khi sản phẩm hoàn thiện.
+ Bước 4: Vệ sinh khung in.
Hướng dẫn trên có thể ứng dụng đối với các kỹ thuật in lụa trên sản phẩm may mặc, kỹ thuật in lụa trên vải ( in lụa trên vải ), kỹ thuật in lụa trên giấy ( in lụa trên giấy) , kỹ thuật diễn đàn, kỹ thuật thiết kế, in lụa trên vải không dệt, in lụa trên thủy tinh, in lụa trên kim loại và nhiều ứng dụng khác.
– In lụa trên bàn in thủ công
– In lụa trên bàn in có cơ khí hóa một số thao tác
– In lụa trên máy in tự động.
– Theo hình dạng khuôn in, có thể phân làm 2 loại:
– In dùng khuôn lưới phẳng
– In dùng khuôn lưới tròn kiểu thùng quay
– Theo phương pháp in, có tên gọi:
– In trực tiếp: là kiểu in trên sản phẩm có màu nền trắng hoặc màu nhạt, màu nền không ảnh hưởng đến màu in.
– In phá gắn: là kiểu in trên sản phẩm có nền màu, mực in phải phá được màu của nền và gắn được màu cần in lên sản phẩm, và
– In dự phòng: là in trên sản phẩm có màu nhưng nhưng không thể dùng kiểu in phá gắn được.